Nguồn gốc của tội lỗi theo góc nhìn của Phật giáo

Gây ra tội lỗi sẽ khiến con người cảm thấy bất an nếu lỗi nặng có thể bị pháp luật và xã hội trừng phạt. Vậy nguồn gốc của tội lỗi bắt nguồn từ đâu? Cùng chuyên mục tâm linh tìm hiểu về tội lỗi theo quan điểm của Phật Giáo nhé!

Nguồn gốc của tội lỗi theo góc nhìn của Phật giáo
Nguồn gốc của tội lỗi theo góc nhìn của Phật giáo

1. Tội lỗi là gì?

Đa số mọi người đều có ý thức về tội lỗi như điều này là không đúng, điều này là không tốt, điều này là không đẹp. Cái không đúng, không tốt, không đẹp vừa do xã hội dạy cho con người mà vừa bẩm sinh bên trong mỗi con người ý thức được.Tội lỗi theo nghĩa thông thường là những hành động trái ngược với luân thường đạo lý bị cả xã hội lên án. Tội lỗi là những việc làm trái với luật pháp và đạo đức lương tâm.

Theo quan điểm của Phật giáo thì tội lỗi là những điều bất thiện, những việc ác do chính bản thân mình nói, bản thân mình làm, bản thân mình suy nghĩ, bản thân mình gây ra, bản thân mình tạo tác, do thân khẩu ý của chính mình. Tội lỗi cũng do sự sai khiến, xúi giục, chỉ dẫn, bày cách cho người khác làm, thi hành, thực hiện những điều bất thiện, những việc ác. Tội lỗi cũng do bản thân vui mừng, tán đồng, khen ngợi, khi thấy kẻ khác làm những điều bất thiện, những việc trái với luân thường đạo lý.

2. Nguồn gốc của tội lỗi theo quan điểm Phật giáo

Theo góc nhìn của Phật giáo thì những tội lỗi của con người đều khởi sinh từ một nguyên nhân chính đó là lòng tham quá độ, thiếu lòng bác ái và vị tha của con người. Phần lớn con người thời nay có khuynh hướng nặng về vật chất, hưởng thụ, mất lòng tin vào đời sống tâm linh, tôn giáo, không tin đạo lý nhân quả. Ý tưởng thực dụng đang ăn mòn những giá trị nhân văn, cơn khát thỏa mãn cảm xúc đang đốt cháy những giá trị văn hóa tinh thần. Thế giới thiên nhiên bị lạm dụng, khai thác một cách không thương tiếc để phục vụ cho dục vọng, cảm xúc của con người. Lòng tham đang biến con người trở thành nô lệ cho khát vọng của chính mình; cụ thể tham nhũng, hối lộ, móc ngoặt, biến chất, bất chấp hậu quả đều là hệ quả của lòng tham vô đáy. Phần lớn con người thời nay đang bị đắm chìm trong ý niệm “sở hữu thay vì hiện hữu”. Có thể thấy rằng những khuynh hướng sống lệch lạc trên là biểu hiện của cực đoan “hưởng thụ dục lạc”. Chính vì thế mà nguyên nhân của mọi tội lỗi hiện nay rõ ràng đều có gốc rễ từ lòng tham dục của con người và hậu quả của nó đã đưa nhân loại chìm sâu trong thế giới chiến tranh, nghèo đói, trộm cắp, bão lụt, thiên tai…

Theo quan điểm Phật giáo thì ái dục hay lòng tham của con người bao gồm trong ba loại: dục ái hay khát ái, hữu ái và vô hữu ái. Dục ái hay khát ái là lòng đam mê, sự thèm khát nhục dục. Lòng dục này là động cơ chính đưa đến việc con người tàn sát mọi loài sanh vật, khai thác quá độ thế giới tự nhiên để thỏa mãn cơn đói cảm xúc mà hệ quả là thiên tai, hạn hán, bảo lũ, sóng thần…mà cả thế giới đang phải đối mặt. Hữu ái là thèm khát sự hiện hữu, sống lâu, sự trở thành, sự nổi tiếng. Nó là nguồn gốc của mọi tội lỗi như chiến tranh để dành địa vị, danh vọng, của cải vật chất, tín đồ… Từ chiến tranh sinh ra giết người, trộm cướp, tàn hại lẫn nhau… đều là sản phẩm của loại dục vọng này. Vô hữu ái là chán ghét sự hiện hữu, chán ghét cuộc sống, thèm khát sự tự hủy diệt. Ba loại khát ái này đã tạo nên một thế giới đầy khổ đau và biến động. Đây chính là nguồn gốc của tội lỗi. Theo  quan điểm của Phật giáo thì nếu con người muốn có một cuộc sống bình an hạnh phúc, tránh gây tội lỗi thì cần phải làm chủ dục vọng, hạn chế lòng dục, kiềm chế lòng dục, và cuối cùng phải đoạn trừ lòng dục.

Bài viết trên của website xosomiennam.org đã gửi đến độc giả thông tin về nguồn gốc của tội lỗi, hy vọng sẽ giúp ích cho độc giả trong cuộc sống. Ngoài ra độc giả có thể tham khảo thêm lời Phật dạy về nhẫn nhịn nếu muốn nhé!

 

X