Lời Phật dạy về tình anh em nên khắc sâu ghi nhớ

Lời Phật dạy về tình anh em nên đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, tương kính, nhường nhịn đồng thời cùng nhau giữ vững các giá trị truyền thống của gia đình, dòng họ… Hãy cùng chuyên mục tâm linh tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau nhé!

Lời Phật dạy về tình anh em nên khắc sâu ghi nhớ
Lời Phật dạy về tình anh em nên khắc sâu ghi nhớ

Lời Phật dạy về tình anh em:

1. Tinh thần đoàn kết

Anh chị em cùng sinh trong một gia đình, dòng tộc phải biết đoàn kết với nhau. Theo Đức Phật, nếu như anh em biết tụ họp trong niệm đoàn kết, giải tán trong niệm đoàn kết, làm việc trong niệm đoàn kết thì không có ai có thể làm tan rã mối quan hệ của họ. Vì sự đoàn kết làm cho những cá thể hợp thành một khối và sẽ tạo nên sức mạnh có thể thực hiện được nhiều việc tốt cho bản thân, gia đình và xã hội.  Ở một chừng mực nào đó, sự đoàn kết là biểu hiện sinh động của bước đầu chinh phục tự ngã. Khi cái ta nhỏ lại thì người ta dễ dàng chấp nhận nhau, hoan hỷ với nhau và có thể đến với nhau trong một tập thể lớn. Một khi anh chị em sống hòa hợp, hoan hỷ với nhau như nước với sữa, sống nhìn nhau với cặp mắt thiện cảm thì đó là dấu hiệu hưng thịnh của một gia đình, dòng tộc. Với thân tộc, anh em, tinh thần đoàn kết là đức tính rất mực quan trọng.

2. Tương kính, nhường nhịn và sẻ chia

Đã là người thân anh chị em trong một nhà thì phải thương nhau, lo lắng cho nhau, sẻ chia công việc cho nhau. Theo quan điểm Phật giáo thì thương nhau nhưng phải kính trọng nhau và nhường nhịn cả đôi bên. Nhờ sự tương kính và nhường nhịn này, mặc dù đôi khi có mâu thuẫn hay va chạm thì mọi chuyện vẫn dễ dàng được tha thứ và mối quan hệ nhanh chóng được hàn gắn ngay.

Trong quan hệ sống chung giữa anh chị em thân thích thì sự quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ cho nhau từ sự nghiệp, cơ hội làm ăn cho đến những việc vặt giữa đời thường, cũng là những đức tính được Phật ca ngợi và tán thán. Sự thương nhau, tương kính, nhường nhịn và sẻ chia là đức tính giúp cho quan hệ anh chị em trong gia đình, thân tộc ngày càng ổn định và phát triển.

3. Giữ vững giá trị truyền thống của gia đình, dòng họ

Những giá trị truyền thống đạo đức của gia đình, của dòng tộc là những giá trị tinh thần được thiết lập và củng cố từ nhiều thế hệ trước đó. Tạo ra những giá trị đạo đức truyền thống được cộng đồng ghi nhận, tán trợ và được các thế hệ tuân thủ nghiêm túc là phước đức của một dòng họ vì thế mà mọi người coi giữ được truyền thống gia đình, làm rạng danh ông bà, cha mẹ là một trong những việc đại hiếu.

Tuy nhiên không hẳn mọi giá trị được định hình từ truyền thống đều tốt, đều có giá trị vì có những tập tục, có những định kiến được duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác nhưng bản chất là bất lạc, là khổ đau vì thế mà chỉ khi các giá trị truyền thống được coi là thiện, không có tội, được người có trí tán thán, nếu được thực hiện, được chấp nhận thì sẽ đưa đến hạnh phúc an lạc thì mới tuân thủ và thực hành. Không có truyền thống thì không có hôm nay, vận dụng nhuần nhuyễn giữa truyền thống và hiện đại là tâm thế đúng trong việc giữ gìn mối quan hệ anh chị em trong gia đình, thân tộc.

4. Thái độ tự chủ và không ỷ lại

Ỷ lại người thân là một dạng thức nương tựa ngã sở – sở hữu của bản ngã vì nghĩ rằng người thân có liên hệ đến bản thân chúng ta nên có khả năng bảo hộ và nâng đỡ chúng ta. Trong khi đó, tự ngã của mỗi người, xét đến cùng chỉ duyên sinh, là giả hợp, là không. Tự ngã vốn dĩ là không thì những gì liên hệ với tự ngã cũng tương ưng như vậy. Cho nên, thái độ ỷ lại người thân là một dạng nhận thức sai lầm. Phật giáo hướng con người tìm về vô ngã, lẽ tất nhiên không bao giờ đồng tình với việc ỷ lại, dựa dẫm người thân.

Mỗi người tự chịu trách nhiệm trước hành vi của mình dù là anh chị em trong nhà nhưng một khi nghiệp quả đã đến thì phải tự chịu lấy quả báo. Người vì anh chị em cùng huyết thống mà làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh thì họ cũng không tốt đẹp hơn… người vì anh chị em làm các điều đúng pháp, đúng đạo đức thì là người ấy tốt đẹp hơn nê nếu như biết tự chủ bản thân, không qụy lụy người thân quá mức là thái độ sống đẹp cần được học hỏi và noi theo.

Bài viết trên của website xosomiennam.org đã gửi đến độc giả thông tin về lời Phật dạy về tình anh em, hy vọng sẽ giúp ích cho độc giả trong cuộc sống. Ngoài ra độc giả có thể tham khảo thêm lời Phật dạy về phụ nữ nếu muốn nhé!

X