Phật dạy tĩnh tâm cho cuộc sống an lạc

Phật dạy tĩnh tâm để cuộc sống được an nhiên, không tự chuốc lấy khổ đau, phiền não. Nếu tâm bớt tham sân si, bớt ganh đua, ghen ghét… thì tự khắc bản thân sẽ thấy thật thanh thản và thấy đời bỗng nhẹ nhàng.

Phật dạy tĩnh tâm cho cuộc sống an lạc
Phật dạy tĩnh tâm cho cuộc sống an lạc

1. Phật dạy tĩnh tâm

Tâm là cốt lõi của đạo Phật. Tức tâm tức Phật. Việc tu hành cũng thường được nhấn mạnh là tu tâm. Đạt đạo quả cũng là đạt tâm Phật hay Phật tâm. Trở về với bản lai diện mục cũng là trở về với chân tâm. 

Cái sự thấy biết, nhận ra, có nơi con mắt, gọi đó là tâm nhãn thức, có nơi lỗ tai, gọi đó là tâm nhĩ thức, có nơi lỗ mũi, gọi đó là tâm tỷ thức, có nơi cái lưỡi, gọi đó là tâm thiệt thức, có nơi cái thân, gọi đó là tâm thân thức, có nơi ý, gọi đó là tâm ý thức.

Tâm dường như là có nhiều tâm chứ không phải một nhưng không thể nói chỉ có một và cũng không thể nói nhiều được. Tâm vừa là một vừa là tất cả!

Tâm không thanh tịnh là tâm nhiễm ái dục và cũng nhiễm luôn tham, sân, si. Tham muốn thì tìm cầu, đeo đuổi, khát vọng, hy vọng, mong chờ, ao ước và sẽ nổi sân, nổi si khi không được kết quả mong muốn. Tất cả lòng tham đều chỉ hướng về một điều là sự hưởng thụ dục lạc, làm thỏa mãn các giác quan, cung phụng cái thân xác cho được sung sướng, cả vật chất cũng như tinh thần (danh và lợi) và tìm mọi cách đẩy ra cái khổ đau. Do bị lòng tham muốn chi phối mạnh mẽ mà con người dễ dàng khởi lên những ý niệm sai lầm không phù hợp với đạo đức luân lý, với lẽ phải, với chân lý. Tâm ô nhiễm là tâm có nhiều phiền não, ý niệm sai lầm.  Tâm ô nhiễm bởi những thứ phiền não thì chỉ gây khổ đau, không thể an lạc.

Tĩnh tâm chính là loại bỏ các phiền não và thay vào đó những hạnh thanh tịnh như: không tham, không sân, không si, và Tứ vô lượng tâm: Từ (ban vui), Bi (cứu khổ) Hỷ (vui với thiện pháp), Xả (xả bỏ, buông, không chấp trước, chấp ngã, chấp pháp).

2. Làm thế nào để tĩnh tâm?

Đừng đánh giá thấp bất kỳ ai vì mỗi người đều có điểm mạnh của mình, không ai hoàn toàn là “đồ vô dụng” cả.

Sống trên đời, hãy là một người đơn giản, đừng quá sa vào tưởng tượng. Bởi vì hoang tưởng sẽ khiến bạn luôn “lo sợ không đâu”.

Đừng tùy ý phát giận với người khác và sự tình nào đó. Bởi vì, sự tức giận chỉ đem lại kết quả xấu và không mong muốn mà thôi! Hãy bình tĩnh, điềm đạm và ôn hòa, bạn mới tìm ra cách giải quyết tốt nhất!

Học được “buông”, cuộc sống mới vui vẻ. Khi bạn nắm giữ càng chặt thì càng không có cách nào tự kiềm chế bản thân. Học được cảm ơn, thuận theo tự nhiên và nhớ rõ nguyên tắc “nhân quả”, bạn sẽ sống được tự tại.

Hãy mỉm cười và chúc phúc cho người mà bạn không thích. Đối với người mà bạn yêu thương, hãy chân thành đối đãi là được rồi!

Còn đố kị thì tâm bạn sẽ còn buồn phiền. Thay vào đó, chúng ta nên đón nhận sự thành công của người khác bằng sự ngưỡng mộ. Tâm bình thản rồi lấy cái tốt của người khác để làm gương sẽ khiến bạn dễ dàng phấn đấu mà không có sự căm phẫn.

Người thường có tâm nguyện thì khó mà tự tại, tốt nhất nên biến thành hư nguyện, chỉ nên thành tâm mà làm còn viên mãn hay không phải tùy duyên.

Bài viết trên của website xosomiennam.org đã gửi đến độc giả thông tin về sự tĩnh tâm trong đạo Phật, hy vọng sẽ giúp ích cho độc giả trong cuộc sống. Ngoài ra độc giả có thể tham khảo thêm lời Phật dạy về hạnh phúc nếu muốn nhé!

X