Tha thứ là một biểu hiện của lòng từ bi ở mức độ cao nhất, từ bi cả đối với những người đã làm tổn thương mình. Hãy cùng chuyên mục tâm linh suy ngẫm những lời Phật dạy về tha thứ nhé!
[caption id="attachment_254" align="aligncenter" width="600"] Suy ngẫm những lời Phật dạy về tha thứ[/caption]1. Lời Phật dạy về tha thứ
Tha thứ là hành động bỏ qua lỗi lầm của người khác tuy nhiên việc này không có nghĩa là xóa đi, chối bỏ đi những điều xấu mà người khác gây ra cho mình, mà là gói gọn lại những vết thương cũ và bình tâm quan sát vết thương lành lại.
Những lời giảng của Đức Phật đã nhấn mạnh tầm quan trọng của sự an lạc trong tâm mỗi người cũng như trong cả cuộc sống. Theo Phật giáo, tha thứ là một bước hết sức quan trọng nhằm đạt được trạng thái an lạc này.
Đức Phật dạy rằng sự cố chấp không tha thứ sẽ làm bản thân con người đau khổ. Nếu là con người thì ai cũng sẽ có những lúc sai lầm và có những lúc vô tình làm tổn thương người khác. Mọi người không nên oán trách, ghét bỏ, thù hận hay cô lập họ mà hãy thông cảm, tha thứ cho những lúc người khác sai lầm để có thể tự tha thứ cho bản thân mình những khi chính mình cũng mắc sai lầm. Đạo Phật chỉ rõ rằng những suy nghĩ tiêu cực như sự thù ghét, giận dữ sẽ có ảnh hưởng lớn và lâu dài đến nghiệp ý. Chính vì thế mỗi người đều cần phải tu dưỡng những ý niệm tốt đẹp, từ bi.
Ngoài ra theo đạo Phật rằng có đau khổ thì mới có được an lạc. Khi bản thân trải qua đau khổ thì con người mới quý trọng những ngày tươi đẹp. Chính vì những hoàn cảnh dẫn đến sự đau khổ mà con người mới có cơ hội tăng trưởng trí tuệ và từ bi. Cũng vì thế mà những hoàn cảnh bất lợi, gây tổn thương cho con người cũng đồng thời là nguồn chất liệu để con người tu tập.
2. Cách thực hành tha thứ
Tha thứ có ba phần chính là sự tha thứ từ người khác, tha thứ cho bản thân và tha thứ cho người đã làm tổn hại bản thân mình. Nếu cảm thấy không cần cầu xin sự tha thứ, thì không tham gia. Nếu cảm thấy không thể tha thứ cho bản thân thì có thể ngồi im lặng, quan sát xem có cánh cửa nào dù nhỏ hẹp hé mở trong trái tim để cho chút ánh sáng nhỏ nhoi nhất có thể len vào. Và nếu cảm thấy không thể nào tha thứ cho người khác vì nghĩ là việc làm của họ không thể nào có thể được tha thứ, thì cũng cần biết điều đó. Trong quá trình thực hành, hãy xem mình đang ôm ấp nỗi đau xót, chua cay nào, và nó dày vò trái tim chúng ta như thế nào. Nếu như chỉ có thể tha thứ một phần rất nhỏ, thì cũng không sao vì đây vốn là một quá trình tháo gỡ mà đôi khi cần cả đời người để làm việc đó.
Mọi người thực hành tha thứ không nên bắt đầu bằng những việc trọng đại mà cho đến bây giờ bản thân vẫn chưa muốn tha thứ mà nên bắt đầu bằng những việc nhỏ. Hãy để tâm trí chúng ta được làm quen với việc thực hành tha thứ, hãy bắt đầu bằng những việc nhỏ, rồi dần dần khả năng tha thứ của mỗi người sẽ lớn mạnh để ta có thể đối mặt với những khổ đau.
Bài viết trên của website xosomiennam.org đã gửi đến độc giả những lời Phật dạy về tha thứ, hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho độc giả trong cuộc sống. Ngoài ra độc giả có thể tham khảo thêm lời Phật dạy về cách tránh khẩu nghiệp nếu muốn nhé!