Bàn luận về ác nghiệp khinh thường người khác

Có một số người thường có ý nghĩ là bản thân cao quý mà hay khinh thường người khá‌c, đó chính là điều tối kỵ. Hãy cùng  chuyên mục tâm linh bàn luận về ác nghiệp khinh thường người khác nhé!

Bàn luận về ác nghiệp khinh thường người khác
Bàn luận về ác nghiệp khinh thường người khác

1. Khinh thường người khác là phạm ác nghiệp

Con người sống trên đời có 3 điều nên tránh nhất là tham, sân, si vì ba điều này sẽ gây ra ác nghiệp, đưa đường chỉ lối sai trái khiến cuộc sống của con người trở nên bế tắc, đảo lộn. Vì sao khinh thường người khác là phạm ác nghiệp vì khi khinh thường một ai đó là con người đang tham, sân, si.

Khinh thường có thể xuất phát từ sự coi mình cao hơn người khác hoặc ghen tị với thành quả mà ai đó đạt được nên cố tỏ ra bất cần. Nhưng dù là trường hợp nào thì cũng là phạm phải tham. Vì tham cầu danh để thỏa mãn hư vinh hoặc tham thứ không thuộc về mình nên nảy sinh tham vọng. Tham vọng ở đây là tham vọng được như ai đó hoặc tham vọng giẫm đạp lên ai đó.

Lòng tham này có thể dẫn tới hành vi ác để chiếm đoạt cái người khác đang sở hữu để biến thành của mình hoặc làm ác để chứng minh bản thân hơn người, mình là người ở vị thế cao hơn, tốt hơn và có quyền chà đạp, nhạo báng, khinh khi một ai đó. Tuy nhiên hãy nhớ ssống thuận theo tự nhiên thì mới mong có cuộc đời viên mãn còn sống tham lam sẽ không thể thoát khỏi quả báo.

Khinh thường người khác là sân – sân là cơn nóng giận, thù hận, không hài lòng. Khi bắt đầu khinh thường ai đó trong lòng chúng ta đã nảy sinh ác nghiệp sân, có ý nghĩ thù địch với đối phương vì cảm thấy đối phương kém cỏi, không đạt tiêu chuẩn mà mình đề ra.

Khinh thường người khác là si tức mê muội, nông cạn, thiếu hiểu biết. Bản thân làm được điều gì đó, đạt được thành tựu gì đó không có nghĩa là người khác cũng phải làm được. Ngược lại, không phải điều mình không làm được thì người khác cũng không có khả năng đó.

Bất cứ ai cũng là một cá thể hoàn chỉnh với những năng lực, cảm xúc, quan điểm khác biệt. Người có thế mạnh ở mặt này, người có thế mạnh ở mặt khác. Vốn dĩ vạn vật trên đời không có thứ gì hoàn hảo cũng không có bất kì ai, vật gì là vô dụng cả. 

Khinh thường, đánh giá thấp về người khác chính là biểu hiện của sự ngu muội, không nhìn thấy toàn diện vấn đề, có cái nhìn phiến diện theo năng lực của bản thân. Chính vì thế mà kích động, dễ sai lầm, dễ cho mình đứng trên, tới khi đối diện với cuộc sống phong phú mới ngỡ ngàng, thất bại và hối hận.

2. Phải làm gì khi bị người khác coi thường

Nếu bị ai đó khinh thường, bị đối xử tệ bác thì đừng nổi giận thì đừng để tâm mà hãy thật điềm tĩnh, ung dung. Gá trị của một người không phải chỉ gói gọn trong vài lời nói của người khác mà phải trải qua cả một quá trình nuôi dưỡng, luyện rèn.

Thông thường một người bị khinh thường được xem là tổn hại đến lòng tự trọng, làm người đó cảm thấy bị coi thường. Và khi tất cả cô đọng lại thành cảm xúc trong tâm hồn thì người đó sẽ cảm thấy mất giá trị hoặc không được tôn trọng. Do vậy, trong cuộc sống, đừng quá để tâm vào những lời nói tiêu cực bởi chúng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần của chúng ta trong khi người gieo những cảm giác đó cho bản thân mình vẫn cứ ung dung thản nhiên.

Làm gì có ai tôn trọng bạn nỗi khi chính bản thân bạn cũng tự khinh thường mình vì thế tự tin là yếu tố tiên quyết cần có để tránh bị người khác khinh thường. Hãy kiên nhẫn chờ đợi, giá trị thật sự của bản thân sẽ được khẳng định qua thời gian và bằng hành động chứ không phải bằng lời miệt thị của người khác.

Hãy luôn là chính mình. Khi nào muốn cười thì cười, khi nào muốn khóc thì khóc, tự mình làm chủ tâm trạng mình. Chủ động nắm giữ cuộc sống của mình, làm cho chính mình trở nên tốt đẹp hơn là một cách hoàn hảo để đáp trả những người khinh thường mình và cũng để cho mọi người càng yêu mến bạn thêm.

Bài viết trên của website xosomiennam.org đã gửi đến độc giả những thông tin về vấn đề khinh thường người khác, hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho độc giả trong cuộc sống. Ngoài ra độc giả có thể tham khảo thêm lời Phật dạy về lời nói nếu muốn nhé!

X