Đạo làm con theo lời Phật dạy

Muốn hướng thiện, tu tâm dưỡng tính thì việc đầu tiên cần làm là phải giữ được đạo làm con để đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Cùng chuyên mục tâm linh tìm hiểu đạo làm con theo lời Phật dạy nhé!

Đạo làm con theo lời Phật dạy
Đạo làm con theo lời Phật dạy

1. Nuôi dưỡng cha mẹ

Người con có bổn phận và trách nhiệm phải chăm lo các điều kiện vật chất và tinh thần cho cha mẹ. Trong năm lý do gầy dựng tài sản được Phật dạy trong kinh Tăng chi thì lý do tạo ra của cải vật chất để phụng dưỡng cha mẹ được Đức Phật khẳng định. Ở đây, trong khi thực hiện bổn phận phụng dưỡng cha mẹ thì cần phải cung kính, hầu hạ cha mẹ. Việc phụng dưỡng phải bao hàm yếu tố quan tâm, cung kính, thương yêu. Ngoài ra phương tiện nuôi dưỡng cha mẹ là của cải, vật chất mình làm ra phải trong sạch, hợp pháp và đúng pháp.

2. Thay thế cha mẹ gánh vác công việc

Con cái chính là sự tiếp nối, là cơ sở nền tảng về tất cả các mặt mà nghĩa cần hiểu ở đây chính là nghề nghiệp, công việc của cha mẹ. Không người kế nghiệp được xem là một trong những bất hạnh không những dành cho các bậc cha mẹ mà cho bất cứ ai theo đuổi ngành nghề nào. Một người con phải am tường và làm được tất cả những nghề nghiệp mà cha mẹ đã làm và đã truyền dạy. Thay thế cha mẹ thực hiện các công việc là trách vụ kế tiếp của phận làm con. Trong bổn phận này, ngoài mục đích mưu sinh cho tự thân còn có ý nghĩa là đỡ đần công việc cho cha mẹ. Trên phương diện sâu xa, thì hoàn thành bổn phận này có một ý nghĩa lớn là duy trì và phát triển truyền thống nghề nghiệp riêng có của gia đình.

3. Giữ gìn truyền thống gia phong

Truyền thống gia phong là truyền thống đạo đức tích cực của gia đình, của dòng tộc được giữ gìn và truyền thừa qua nhiều thế hệ. Đạo đức là chất liệu sống cần có trong các mối quan hệ cơ bản của con người. Chất liệu đó được chắt lọc, tích tập từ nhiều thế hệ trước đó để cuối cùng kết thành truyền thống gia phong của từng gia tộc, dòng họ. Truyền thống đạo đức gia phong đôi khi còn quan trọng hơn cả tài sản, sinh mạng nên việc giữ gìn truyền thống gia phong còn được hiểu là sự kiện toàn đạo đức cá nhân. Phận làm con, việc giữ vững gia phong bằng cách chuyển hóa bản thân, sống đúng với chuẩn mực đạo đức cơ bản của một con người theo lời Phật dạy cũng là một trong những phương cách giữ gìn truyền thống gia phong. 

4. Bảo vệ tài sản thừa tự

Di sản mà cha mẹ để lại gồm cả những giá trị vật chất lẫn những giá trị tinh thần. Việc giữ gìn truyền thống gia phong chính là hành động bảo vệ di sản của cha mẹ về phương diện đạo đức, tinh thần. Bên cạnh đó việc quản lý, giữ gìn của cải vật chất mà cha mẹ đã tạo ra bằng mồ hôi, đôi khi cả máu và nước mắt cũng là một trách nhiệm bổn phận cần có của con cái.

5. Khuyến hóa cha mẹ hướng thiện và làm các thiện sự khi cha mẹ mãn phần

Con cái có thể báo đáp thâm ân cha mẹ qua hai phương diện vật chất và tinh thần. Với Phật giáo, phương diện tinh thần rất mực quan trọng, nhất là những phương diện tinh thần dẫn đến con đường tiệm cận với Thánh đạo. Kinh Tăng chi đã ngầm đưa ra một sự so sánh khi cho rằng, cho dù phụng dưỡng cha mẹ, chăm lo cho cha mẹ bằng tất cả khả năng có thể và không giới hạn thời gian, thì cũng không bằng khuyến hóa cha mẹ kính tín Tam bảo và an trú vào các thiện pháp, thiện giới. Việc hướng dẫn một người quy y Tam bảo có công đức rất lớn.  Với Đức Phật, làm các thiện sự khi cha mẹ mãn phần là một trong những bổn phận sau cùng của con cái, bất luận là gái hay trai. Theo đạo Phật tang lễ chỉ là nghi lễ cần có của đời người và chỉ cần tiến hành trong trang nghiêm, giản tiện.

Bài viết trên của website xosomiennam.org đã gửi đến độc giả những lời Phật dạy về đạo làm con, hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho độc giả trong cuộc sống. Ngoài ra độc giả có thể tham khảo thêm lời Phật dạy về tha thứ nếu muốn nhé!

X