Những ai thường xuyên xem bóng đá, nhất là những trận cầu lớn thì hẳn đều đã nghe đến VAR. Đây là một dạng công nghệ hình ảnh áp dụng cho các trận đấu. Thông qua đó trọng tài sẽ đưa ra quyết định đúng đắn hơn. Để hiểu rõ hơn VAR là gì cũng như các tình huống cần nhờ đến công nghệ VAR thì mọi người hãy cùng Bsports theo dõi bài viết sau.
Công nghệ VAR là gì?
Công nghệ VAR là gì?
VAR là viết tắt của cụm Video Assistant Referee. Đây là một công nghệ sử dụng hình ảnh video để hỗ trợ trọng tài kiểm soát trận đấu. Công nghệ VAR hiện đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều giải đấu trên thế giới. Nhất là những giải đấu tầm cỡ để trọng tài đưa ra quyết định chính xác hơn, giảm thiểu các tranh cãi xoay quanh sau khi trận cầu kết thúc.
Số lượng camera của VAR tùy thuộc vào cơ sở hạ tầng của từng giải đấu. Nhưng tất cả đều phải đảm bảo mức tối thiểu là 33 camera trong 1 trận. Trong đó có 4 camera siêu chậm với tốc độ 120 ảnh/giây và 8 máy quay chuyển động siêu chậm.
Số lượng còn lại phải có độ phân giải Ultra HD để mang lại những hình ảnh siêu nét. Tất cả các máy phải hoạt động liên tục đủ góc nhìn, đặc biệt là những vị trí thường xảy ra tranh chấp như đường biên, vòng cấm. Như vậy thì trọng tài mới nắm rõ các tình huống khuất tầm nhìn xảy ra trong trận đấu.
Công nghệ VAR có từ khi nào?
VAR được bắt đầu áp dụng tại một giải đấu lớn tại Hoa Kỳ năm 2016
IFAB (Hiệp hội bóng đá quốc tế) chính là đơn vị đã phê duyệt cho VAR ra mắt vào năm 2016. Và lần đầu tiên công nghệ này được áp dụng là trong giải đấu chuyên nghiệp tại Hoa Kỳ vào tháng 8/2016. Cho đến năm 2018 thì World Cup cũng chính thức áp dụng công nghệ VAR vào các trận đấu.
Tuy nhiên các trận đấu giữa Úc và Pháp trong World Cup năm đó vẫn xuất hiện nhiều tranh cãi. Mặc dù mọi phán quyết từ trọng tài đều dựa vào hình ảnh công nghệ này. Hiện nay hầu như mọi giải đấu đều áp dụng công nghệ VAR để nâng tầm chuyên nghiệp.
Những tình huống cần tham khảo công nghệ VAR
Căn cứ vào quyết định của Liên đoàn Quản lý bóng đá Thế giới, VAR chỉ hỗ trợ trong một vài tình huống nhất định. Đa phần đều là những tình huống dẫn đến quả phạt 11m, phạm lỗi ăn vạ và nhận thẻ đỏ. Chi tiết như sau:
Tranh cãi về bàn thắng
Trọng tài sẽ xem xét VAR trong trường hợp một trong hai đội không công nhận bàn thắng được ghi. Các lỗi nhỏ thường không dễ nhìn thấy như việt vị, chơi bóng bằng tay đều được VAR ghi lại chi tiết. Sau khi tham khảo video từ VAR, trọng tài sẽ đánh giá mức độ phạm lỗi và đưa ra quyết định có công nhận bàn thắng hay không.
Lỗi phạt thẻ đỏ trực tiếp
Nhận phải thẻ đỏ trực tiếp thì cầu thủ buộc phải rời khỏi sân. Do vậy VAR cũng sẽ được sử dụng để trọng tài đưa ra quyết định này. Nhờ vậy mà các hành vi bạo lực, coi thường, lăng mạ đối thủ trong các trận đấu cũng giảm thiểu rõ rệt.
Penalties
Những quả phạt đền thường dễ đảo ngược tình thế và mang lại kết quả trái ngược dự đoán ban đầu. Do vậy trước khi đưa ra quyết định trên chấm 11m, trọng tài sẽ tham khảo VAR. Việc này sẽ giúp trọng tài tránh đưa ra quyết định sai lầm và làn sóng dư luận.
Những tình huống phạt đền trọng tài sẽ cần tham khảo VAR
Trọng tài nhận định sai
Thực tế các vị vua áo đen không phải lúc nào cũng đưa ra quyết định chính xác. Trong lịch sử đã có nhiều trọng tài gây phẫn nộ với những phán quyết sai lầm, thay đổi toàn bộ kết quả trận đấu. Do vậy mà công nghệ VAR đã giúp trọng tài kiểm soát và đưa ra quyết định đúng đắn hơn. Vì thế mà các trận đấu ngày nay đều kết thúc êm đẹp, ít chịu làn sóng giận dữ từ dư luận.
Nhưng việc sử dụng công nghệ VAR đã giảm đi ít nhiều tính chất gay cấn của trận đấu. Bên cạnh đó VAR cũng làm tốn nhiều thời gian hơn do trọng tài phải chạy ra đường biên để xem video và hình ảnh. Nhưng phần lớn người hâm mộ và giới chuyên môn vẫn đánh giá cao công nghệ này. Họ xem đây là bước tiến lớn trong sự phát triển của lịch sử bóng đá thế giới.
VAR trong World Cup 2022 diễn ra tại Qatar
VAR tại World Cup 2022 diễn ra trên đất Qatar
Tại World Cup 2022, VAR tiếp tục là công nghệ không thể thiếu. Chủ nhà Qatar đã chuẩn bị rất kỹ càng cho giải đấu này. Điểm mới của VAR trong World Cup 2022 chính là trang bị 42 camera ở mỗi sân vận động. Trong đó, có 8 camera hỗ trợ phát siêu chậm để trọng tài quan sát rõ ràng từng chi tiết và diễn tiến của trận đấu.
Tổ trọng tài VAR gồm có 8 người, trong đó bao gồm 4 trọng tài áo xanh và 4 thành viên hỗ trợ. Họ sẽ có toàn quyền truy cập vào tất cả hệ thống VAR. Ngoài ra, World Cup 2022 cũng sử dụng thêm kỹ thuật việt vị bán tự động để cải thiện khả năng hỗ trợ của VAR.
Công nghệ này gồm 1 hệ thống theo dõi vị trí chính xác của người chơi. Qua đó cung cấp chi tiết để tránh tạo nên các tình huống gây tranh cãi về ghi bàn, phạm lỗi của cầu thủ.
Với những thông tin trên hẳn mọi người đã rõ var là gì. Kể từ khi công nghệ VAR xuất hiện, kết quả các trận đấu đã dần công bằng hơn. Nhưng điều đó vẫn dấy lên những làn sóng trái chiều. Bởi một bộ phận người hâm mộ cho rằng quá phụ thuộc vào VAR nên trận đấu dần trở nên cứng nhắc, kém phần kịch tính và máu lửa.
"Các phân tích nhận định bóng đá mà chúng tôi chia sẻ bên trên chỉ mang tính chất tham khảo là chính. Người chơi nên tự đánh giá và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định, đồng thời luôn chơi có trách nhiệm và tuân thủ các quy định của pháp luật."